319 lượt xem
Các nhà máy thủy điện cung cấp nhiều điện năng nhất ở Việt Nam. Với 72 nhà máy (tính đến năm 2016). Ngoài mục tiêu cung cấp điện, các nhà máy thủy điện. Còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão. Đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô.
Công ty Cổ phần Standa Việt Nam là nhà sản xuất ổn áp và biến áp Standa chính hãng. Phân phối cho các Đại lý tại các tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Chúng tôi cam kết mang lại cho quý khách những sản phẩm Ổn áp standa và biến áp Standa chính hãng. Chất lượng cao với chiết khấu giá tốt nhất!
Thủy điện ở Việt Nam thuận lợi nhờ có có lượng mưa trung bình hàng năm cao. Khoảng 1.800 – 2.000mm và hệ thống sông ngòi dày đặc với hơn 3.450 hệ thống.
Tổng công suất thủy điện của Việt Nam trên lý thuyết vào khoảng 35.000MW. Trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Đến năm 2013, tổng số dự án thủy điện đã đưa vào vận hành là 268, với tổng công suất 14.240,5 MW. Năm 2014, thủy điện chiếm khoảng 32% trong tổng sản xuất điện. Cho đến nay các dự án thủy điện lớn có công suất trên 100MW hầu như đã được khai thác hết.
Với chi phí cố định là chi phí xây dựng và bảo trì nhà máy trong thời gian khai thác. Tổng chi phí phát điện trên kWh được tính như sau: (1 cent = 0,01 USD)
Giá điện hiện nay được tính khá phức tạp, theo giờ, mùa, định mức, ngoài ra còn có các mức phạt… Giá bán lẻ trung bình hiện nay 1.622,01 đồng/kWh ~ 7,3-7,5 cent. Có thể dễ đang nhận thấy hiện nay chỉ có việc đầu tư vào các dự án thủy điện là có khả năng lợi nhuận cao.
Tại Việt Nam, các nguồn thủy điện có công suất đến 30MW thì được phân loại là thuỷ điện nhỏ. Các nguồn thủy điện có công suất lớn hơn gọi là thủy điện lớn. Tuy nhiên, theo Tổ chức thủy điện của Liên hiệp quốc. Thì các nguồn thủy điện có công suất từ 200 kW – 10 MW gọi là thuỷ điện nhỏ. Còn các nhà máy có công suất từ 10 MW – 100 MW là thuỷ điện vừa. Sự phân cấp cũng cho thấy phần nào ảnh hưởng của các nguồn thủy điện đến môi trường và xã hội
Ngành thủy điện không có chi phí cho nhiêu liệu. Có mức phát thải thấp và có thể thay đổi công suất nhanh theo yêu cầu phụ tải. Tuy nhiên, ngành có chi phí đầu tư ban đầu cao. Thời gian xây dựng lâu và là nguồn bị động nhất, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.
Trong trường hợp hạn hán kéo dài, lượng mưa giảm. Làm lượng tích nước tích trong hồ thấp hơn so với năng lực thiết kế. Ảnh hưởng lớn tới sản lượng điện sản xuất của nhà máy. Ngoài ra, các thiên tai như lũ quét và mưa lớn có thể gây thiệt hại về đường xá và các công trình đê đập của nhà máy. Gây ra sự cố trong việc phát điện và tăng chi phí sửa chữa.
Ngành thủy điện luôn chiếm 35-45% trong tổng công suất phát của hệ thống điện Việt Nam qua các năm. Tuy nhiên trong năm 2010, mức đóng góp vào sản lượng điện chỉ đạt mức khiêm tốn là 19%. Do tình trạng hạn hán kéo dài khiến các mực nước tại các hồ thủy điện xuống thấp kỷ lục.
Tại miền Bắc
Miền Bắc chiếm ưu thế bởi đặc tính địa hình dễ xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện. Các nhà máy thủy điện lớn nhất miền Bắc gồm có nhà máy thủy điện Sơn La (2400MW), Hòa Bình (1920MW), Thác Bà… những nhà máy này cung cấp phần lớn điện năng sử dụng ở khu vực các tỉnh thành Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình
>>> Điện là gì?
Tại miền Trung
Cũng có lợi thế địa hình đồi nối, tuy không mạnh như miền Bắc tuy nhiên tại miền Trung có rất nhiều nhà máy thủy điện cỡ lớn tiêu biểu như Yali (720MW), Hàm Thuận (300MW), Sông Tranh…
Tại miền Nam
Ở miền Nam, do không có ưu thế về địa hình, vì vậy ưu tiên xây dựng các nhà máy nhiệt điện (14 nhà máy). Nhà máy thủy điện lớn nhất ở đây là Trị An (400MW)
Các công ty thủy điện xả nước vào các thời điểm phù hợp với các hoạt động của nhà máy. Chứ không quan tâm đến những ảnh hưởng sẽ có đối với vùng hạ lưu. Ví dụ như vào mùa mưa, gây ra ngập lụt nghiêm trọng.
Thay đổi dòng chảy của nước là nguyên nhân gây nên xói lở bờ sông, nơi canh tác nông nghiệp của người dân.
Các cộng đồng phải tái định cư trên vùng đất nghèo. Không phù hợp với kỹ thuật canh tác truyền thống của họ. Họ phải học phương thức canh tác nông nghiệp khác nhau và sẽ mất nhiều thời gian. Hoặc là quay lại sử dụng các mô hình cũ, không hợp pháp như: Đốt rừng làm nương rẫy và phá rừng.
Ngoài ra, họ quay lại các vùng đất cũ trước đây từng sinh sống ở gần đập. Để khai thác rừng và sản xuất nông nghiệp. Đây là nguyên nhân của những xung đột giữa những người dân tái định cư. Và các nhà đầu tư thủy điện, giữa chính quyền và người dân địa phương.
Hầu hết những người dân tái định cư không có đủ đất để sản xuất. Và những khu vực tái định cư đất thường rất xấu hoặc thiếu nước.
Mời các bạn xem video ổn áp Litanda 10KVA chính hãng nhiều gia đình sử dụng!
Liên hệ ngay địa chỉ dưới đây để nhận báo giá tốt nhất!
Phân phối ổn áp Litanda Lioa chính hãng:
Số 629 Phúc Diễn – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Số 629 Trường Trinh – Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh
Hotline : 0986.203.203
Website : Lioalitanda.vn
Email : vietnamlitanda@gmail.com
Bình luận trên Facebook