Điện Là Gì Nguồn Điện Là Gì Sự Khác Biệt Giữa Điện 1 Chiều Xoay Chiều

Điện được coi là lĩnh vực không thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng không phải ai cũng biết khái niệm cụ thể điện là gì ? Nguồn điện là gì ? Nếu hiểu một cách khái quát điện là sự dịch chuyển của các điện tích trong từ trường mà chúng tạo nên.

Công ty Cổ phần Litanda Việt Nam là nhà sản xuất ổn áp và biến áp Litanda chính hãng. Phân phối cho các Đại lý tại các tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Chúng tôi cam kết mang lại cho quý khách những sản phẩm Ổn áp và biến áp Litanda chính hãng chất lượng cao với chiết khấu giá tốt nhất!

Điện là gì ?

Điện là một khái niệm tổng quát dùng để chỉ các hiện tượng. Mà nguyên nhân là do các điện tích đứng yên hay chuyển động cũng như điện trường và từ trường do chúng tạo nên. Các điện tích có điện tích âm (như là electron, còn gọi là điện tử), và dương (như là proton và các ion dương). Các hạt tích điện cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu hút nhau, các lực tương ứng là lực đẩy và lực hút.

dien-la-gi
                                                   Điện là gì ?

Hiện nay điện là loại năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống. Và là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển của xã hội cũng như nền văn minh nhân loại. Hãy thử tưởng tượng không có điện, cuộc sống của chúng ta sẽ bị đảo lộn như thế nào?

Sự khác biệt giữa điện 1 chiều và xoay chiều

Điện 1 chiều (DC) :DC là viết tắt của Direct Current. Hiểu một cách đơn giản là dòng điện chảy theo một hướng cố định, không hề thay đổi. Cường độ có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.

Một điện áp DC có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Giá trị có thể tăng hoặc giảm nhưng không bị thay đổi giữa dương và âm. Ví dụ: nguồn DC +5V vì lí do gì đó bị giảm giá trị xuống 3V hoặc 1V nhưng không thể là -1V.

Điện xoay chiều (AC) : AC là viết tắt của Alternating Current, là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian. Những biến đổi này thường có chu kỳ nhất định. Dòng điện AC trong mạch chảy theo 1 chiều. Rồi sau đó chảy theo chiều ngược lại và cứ tiếp tục đổi chiều như vậy. Một điện áp AC thì có giá trị dương sang âm rồi tiếp tục đổi ngược lại.

Để đo lường sự thay đổi chiều nhanh hay chậm, người ta đưa ra khái niệm:

Tần số (hertz): Là số lần lặp lại trạng thái cũ trong 1 giây. Kí hiệu: F. Đơn vị Hz.

Chu kỳ: Là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại ví trí cũ. Tính bằng giây (s): Kí hiệu T. T = 1/F

Nơi Sản Xuất Điện

Thực chất của sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác sang năng lượng điện hay điện năng. Dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối với mạng tiêu thụ. Điện phần lớn được sản xuất bởi các máy phát điện tại các nhà máy điện. Thông thường, điện được sản xuất bởi một trong các phương thức sau :

Nhiệt điện : Năng lượng nguồn bằng hơi nước. Nước được đun nóng, chuyển thành hơi nước và quay một tua bin hơi nước. Và tuabin này làm chạy một máy phát điện. Sau khi đi qua tuabin, hơi nước được ngưng tụ trong bình ngưng và tuần hoàn lại đến nơi mà nó đã được làm nóng. Quá trình này được gọi là chu trình Rankine. Khác biệt lớn nhất trong thiết kế của nhà máy nhiệt điện là do các nguồn nhiên liệu khác nhau.

Thủy điện : Nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước. Được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước. Hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều. Thủy điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục.

Năng lượng gió : Động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại.

Năng lượng hạt nhân : Điều khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng. Nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng.

Cách truyền tải điện

Điện năng thường được truyền tải thông qua sự chuyển động của dòng electron trong các vật cứng. Dây dẫn từ chất có điện trở nhỏ (độ dẫn điện cao) thường được sử dụng, điển hình là bạc, đồng hay nhôm. Hao hụt trong quá trình truyền tải là không thể tránh khỏi.

Điển hình là hiện tượng nóng lên của dây dẫn. Sự hao hụt này trong truyền tải điện năng khoảng cách xa có thể giảm khi tăng hiệu điện thế của dòng điện. Ví dụ ở Việt Nam có đường dây 500 kV Bắc – Nam có hiệu điện thế 500 kV; Tại một số quốc gia như Canada, Nga hay Nhật,… hiệu điện thế các đường dây truyền tải có giá trị đến 1500 kV.

Mời các bạn xem video ổn áp Litanda 10KVA chính hãng nhiều gia đình sử dụng!

Liên hệ ngay địa chỉ dưới đây để nhận báo giá tốt nhất!

Phân phối ổn áp Litanda Lioa chính hãng:

Số 629 Phúc Diễn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

Số 629 Trường Trinh – Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh

Hotline : 0986.203.203

Website : Lioalitanda.vn

Email     : vietnamlitanda@gmail.com

5/5 - (5 bình chọn)

Bình luận trên Facebook